Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Quy định về hình thức đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp? Trường hợp nào được đá phạt trực tiếp?

Trong mỗi trận đấu bóng đá có thể xảy ra nhiều tình huống tranh chấp. Với tính chất quyết liệt khiến cho trận bóng thường xuyên gián đoạn bởi những quả đá phạt trực tiếp. Vậy bạn có thực sử hiểu đá phạt trực tiếp và những trường hợp được thực hiện quả đá phạt này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Như thế nào là đá phạt trực tiếp?

Đá phạt trực tiếp là tình huống đá bóng cố định trong môn túc cầu. Trọng tài cho một đội bóng được thực hiện quả đá phạt trực tiếp nếu có tình huống phạm lỗi từ đội bóng đối phương.

Như thế nào là đá phạt trực tiếp?
Như thế nào là đá phạt trực tiếp?

Những đặc điểm của tình huống đá phạt trực tiếp ở 1 trận đấu bóng đá chuyên nghiệp gồm:

  • Đá phạt trực tiếp được xem là phương thức khởi động lại trận đấu sau tình huống phạm lỗi
  • Đá phạt trực tiếp là thuật ngữ chỉ tình huống đá phạt bao gồm tình huống phạt đền
  • Bàn thắng được công nhận từ cú đá phạt dù bóng không hề chạm vào cầu thủ nào
  • Đội bóng chịu cú đá phạt trực tiếp có thể lập hàng rào được hình thành bởi những cầu thủ đội mình để ngăn cản bàn thắng từ đối phương.

Các tình huống được xử đá phạt trực tiếp

Các tình huống được trọng tài quyết định đá phạt trực tiếp gồm:

  • Cầu thủ đá vào chân cầu thủ đối phương
  • Ngáng chân vào chân cầu thủ đội đối phương
  • Đẩy hay húc vào cầu thủ đội đối phương
  • Kéo áo hay có hành vi cố tình giữ cầu thủ đối phương
  • Cố tình dùng tay chơi bóng hay dùng vật thể giữ trong tay để chạm vào bóng
Xem thêm  Grand Slam là gì? Grand Slam trong tennis là gì?

Cách thực hiện đá phạt trực tiếp

Theo luật Bóng đá được ban hành bởi FIFA hiện hành điểm đặt bóng cho cú đá phạt trực tiếp sẽ nằm ở vị trí cầu thủ bị phạm lỗi.

Đội phải chịu cú đá phạt  có quyền lập hàng rào với số người trong hàng rào do thủ môn đội đó chọn. Hàng rào phải cách điểm đặt bóng ít nhất 9,15m. Trường hợp cú đá phạt quá gần cầu môn, hàng rào phải đạt khoảng cách bằng 1/3 khoảng cách từ điểm đặt bóng tới khung thành.

Thời gian thiết lập hàng rào được trọng tài quyết định tùy vào mức độ nguy hiểm của cú đá phạt trực tiếp.

Những hành vi phản đối quyết định trọng tài, trì hoãn cú đá phạt, đứng quá sát vị trí sút phạt, di chuyển khi chưa có hiệu lệnh đều bị trọng tài xử phạt tùy theo tính chất của lỗi.

Quy định về hình thức đá phạt trực tiếp
Quy định về hình thức đá phạt trực tiếp

Những trường hợp đặc biệt của hình thức đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp trong vùng cấm địa

Trường hợp xảy ra phạm lỗi hay chạm tay trong vùng cấm địa, đội phạm lỗi phải chịu 1 quả đá phạt ngay trong vòng 16m50 mà không có hàng rào hậu vệ bảo vệ. Đá phạt trực tiếp ở vùng cấm địa, hay còn gọi với cái tên phổ biến hơn là đá phạt đền (Penalty).

Đá phạt trực tiếp nhanh

Ở một số trường hợp, để tăng tính bất ngờ cho đối phương và tận dụng sự thuận lợi của vị trí cầu thủ, đội bóng có thể thực hiện cú đá phạt trực tiếp nhanh. Trường hợp này, những cầu thủ của đội phạm lỗi không phải dựng hàng rào cách vị trí đặt bóng 9m15.

Xem thêm  John Elkann - Chủ Tịch Của Đội Đua F1 Scuderia Ferrari

Tuy vậy, việc cho phép thực hiện đá phạt trực tiếp nhanh hay không phụ thuộc vào quyền quyết định trọng tài.

Trên đây là những thông tin chi tiết về những vấn đề liên quan đến cú đá phạt trực tiếp mà chúng tôi mang tới cho bạn đọc. Hy vọng bạn đọc có thêm thông tin bổ ích và thú vị.